Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tình trạng viêm có thể gây ra những biến chứng khó lường đe dọa tính mạng của bạn nếu bạn không có phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này các bác sĩ ở Bệnh Viện Đa Khoa Hà Nội xin chia sẻ cho bạn các biến chứng của viêm loét dạ dày.
Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
1. Chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày là biến chứng thường gặp nhất. Loét dạ dày tá tràng thì khái niệm loét cũng giống như các vấn đề loét ngoài da. Riêng với dạ dày tá tràng là vùng được tác động của axit ở dạ dày bài tiết ra rất nhiều bên cạnh đó có những men tiêu hóa khi ổ loét bào sâu thì nó sẽ ăn vào những mạch máu lớn. Như vậy, nó có thể làm máu chảy ra. Đặc biệt trong môi trường axit dạ dày như vậy thì máu chảy ra sẽ rất khó cầm.
Không giống như những vết loét ngoài ra khi chảy máu mình lấy tay mình ép thì có thể cầm máu còn đối với môi trường dạ dày thì rất khó cầm máu. Đặc biệt là do tác động của các men tiêu hóa nên khi thậm chí mà cục máu đông đã hình thành rồi thì nó rất dễ bị hủy đi và tình trạng xuất huyết rất dễ biểu hiện ra ngoài có thể là nôn ra máu hoặc có thể là đi ngoài ra máu.
chảy máu dạ dày |
2. Ung thư dạ dày
Một biến chứng nữa mà trên cộng đồng xã hội rất lo lắng là biến chứng lâu dài, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng thật sự là có đó là trường hợp viêm dạ dày đặc biệt là do nhiễm khuẩn Hp thì nó có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Với tỷ lệ là khoảng 1% trên tổng số những người bị nhiễm vi khuẩn HP.
Do đó vấn đề điều trị đúng, điều trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng ung thư trên. Bên cạnh đó điều trị theo đúng phác đồ và khuyến cáo của bác sĩ sẽ rất quan trọng. Vì khi chúng ta bàn đến điều trị nhiễm khuẩn thì cũng tương tự với điều trị nhiễm khuẩn của các cơ quan khác chẳng hạn như là: tai mũi họng, hô hấp… Nếu chúng ta điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng quen thuốc và nó đề kháng và khi nó đề kháng rồi thì ta quay trở lại điều trị bệnh đó rất khó khăn. Nếu người bệnh đó lây con vi khuẩn đó sang những người khác thì bản thân người khác tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ nhưng cái con kháng thuốc đó nó sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh trong cộng đồng
3. Thủng dạ dày
Đôi khi ổ loét ăn sâu và ăn hết thành dạ dày và tá tràng. Trong những trường hợp như vậy thì dịch axit và dịch chứa men tiêu hóa sẽ bị đổ trực tiếp vào ổ bụng như vậy thì bệnh nhân có những biểu hiện của thủng dạ dày tá tràng và cơn đau rất dữ dội và có thể phải gọi cấp cứu.
4. Hẹp môn vị
Một số trường hợp không bị xuất huyết, không bị thủng mà tới khi vết loét thành sẹo và thành sẹo rất xấu, do đó đường lưu thông để thức ăn xuống ruột non bị trở ngại và trường hợp này gây ra biến chứng trong y khoa gọi chung là hẹp môn vị.
Biểu hiện của biến chứng này là bệnh nhân đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối. Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn. Nếu nôn nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.
Bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống mà chuyên môn thường gọi là lây theo đường “phân – miệng”. Vì vậy, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày thì bát, đũa, cốc, chén… không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch
Nhận xét
Đăng nhận xét