Viêm bàng quang là chứng bệnh gặp ở đối tượng phụ nữ và nam giới, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn. Nếu bệnh diễn biến trong thời gian dài mà không được phát hiện sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết bệnh giúp người bệnh kịp thời phát hiện cũng như có biện pháp xử lý kịp thời.
Biểu hiện bệnh viêm bàng quang
Triệu chứng viêm bàng quang tiêu biểu như sau:
- Đau lưng nhẹ: Những tổn thương ở niêm mạc bàng quang không gây sốt và bạch cầu tăng trong máu. Triệu chứng toàn thân không có, người bệnh cảm thấy mệt mỏi
- Bài tiết bất thường, cảm giác nóng rát khi đi tiểu kèm theo tiểu gấp, thường xuyên muốn đi tiểu. Nước tiểu tự động rỉ ra, tiểu nhiều và gấp là những biểu hiện rất rõ ràng.
- Vùng xương chậu bị đau nhức: Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu vùng trên xương mu đau rõ rệt đôi khi đau niệu đạo và âm bộ, tiểu tiện xong tình trạng đau sẽ được giảm bớt hơn
- Đặc điểm của nước tiểu là có mùi hôi, có mủ, đôi khi xuất hiện tiểu ra máu, xuất hiện rõ ràng hơn vào giai đoạn cuối.
Bệnh viêm bàng quang cứ tấn công liên tục và không kiểm soát thì cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu không sẽ tổn hại tới thận. Tuy bệnh dễ xử lý nhưng rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và gây ra các biến chứng.
Biện pháp ngăn chặn bệnh tấn công
Nếu bạn có những biện pháp ngăn chặn kịp thời thì bệnh có thể sẽ không viếng thăm hoặc sẽ giảm các triệu chứng. Dưới đây là một số lời khuyên giành cho bạn:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu và đẩy các vi khuẩn ra ngoài cơ thể (uống 1,5-2 lít/ngày)
- Mặc quần áo thoải mái, tránh mặc quần áo và đồ lót chật, nên chọn các loại có chất liệu cotton
- Không nên uống rượu bia vì đây là loại thức uống làm cho nước tiểu đậm đặc và có tính axit, khiến cơ thể dễ bị bệnh tấn công
- Khi buồn tiểu cần đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu
- Nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không nên sinh hoạt tình dục khi bị viêm bàng quang vì việc này sẽ làm cho bệnh trở nên nặng hơn mà thôi, đồng thời có thể lây cho bạn tình.
- Không sử dụng các loại xà phòng, nước vệ sinh rửa sâu vào bên trong bộ phận sinh dục vì sẽ làm nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn
- Khi tới kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên, dùng loại có chất lượng tốt và rõ xuất xứ nguồn gốc.
- Khi sinh hoạt vợ chồng, nhất định phải vệ sinh vùng kín trước và sau khi gặp nhau, sau đó phải lau khô bằng khăn vải bông. Sau khi sinh hoạt vợ chồng, tốt nhất nên đi tiểu để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang.
Dinh dưỡng cho người bệnh
Nên ăn gì?
Người bệnh viêm bàng quang nên sử dụng các thực phẩm dưới đây:
Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5-2 lít nước giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang đồng thời đẩy vi khuẩn ra bên ngoài.
Uống nước ép dâu tây, hay dâu tằm, tối thiểu 300ml mỗi lần, nếu được 3-4 lần trong ngày càng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước ép hai loại dâu này nhờ tác dụng ngăn không cho các loại vi khuẩn sinh bệnh bám vào niêm mạc đường tiết niệu và đành theo dòng nước tiểu vào đường đào thải nên an toàn hơn các loại thuốc kháng.
Loại quả lợi tiểu như dưa hấu, dưa lê, nho.., thực phẩm như ốc, ngô, đậu xanh, hành củ… làm giảm các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu buốt và tiểu gấp
Canh rau cần tây có tác dụng làm giảm chất acid uric của món ăn này nhằm gián tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên đường tiết niệu.
Tăng lượng tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày vì trong tỏi có chứa các hoạt chất kháng sinh.
Không nên ăn gì?
Tránh các loại gia vị cay nóng, chanh, rượu bia, socola và cà chua vì chúng sẽ làm triệu chứng trở nên nặng hơn.
Đồ uống như cafe, nước uống có ga cần tránh vì kích ứng phản ứng co thắt của bàng quang khiến người bệnh tiểu rắt nhiều lần.
Nhận xét
Đăng nhận xét