Sỏi niệu quản là gì

Cũng giống như sỏi thận, sỏi niệu quản hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu đáng lẽ phải được hòa tan và đào thải ra ngoài nhưng vì một nguyên nhân nào đó chúng lại bị lắng đọng lại trong niệu quản và tạo thành sỏi, bùn sỏi, sạn sỏi trong niệu quản. Sỏi niệu quản làm tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu thậm chí tử vong. Vậy bệnh sỏi niệu quản là gì, nguyên nhân sỏi niệu quản... Sau đây là những kiến thức cơ bản về sỏi niệu quản mà bạn cần biết.

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản (trong tiếng Anh là Ureter) là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại. Sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do sự tắc nghẽn này mà thận bị ứ đọng nước tiểu và gây ra các biến chứng.
Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản: đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản vào bàng quang và đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu. Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp….

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Nhiều người thấy sỏi niệu quản nhỏ (chỉ từ vài mm đến 1cm) liền cho rằng nó không nguy hiểm bằng sỏi thận tuy nhiên thực tế thì mức độ nguy hại của sỏi niệu quản lớn hơn sỏi thận gấp nhiều lần. Chúng cần được phát hiện sớm và có biện pháp tán sỏi niệu quản kịp thời.
Sỏi niệu quản nhỏ nhưng có gai nhọn, khi di chuyển, cọ xát, va chạm vào đường niệu là nguyên nhân tạo ra những cơn đau sống lưng, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rát. Trường hợp xấu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận làm tắc cuống đài thận, dần dần khiến thận dãn như 1 túi nước, đau quặn thắt.
Nhiễm trùng đường tiểu cũng thường xuyên diễn ra khi sỏi cọ xát vào đường niệu khiến chúng bị viêm, phù nề. Nhiễm trùng có thể dẫn đến suy thận, hoại tử đường tiểu, vỡ thận, vỡ bàng quang.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản khá phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bão hòa, dễ dàng kết tủa tạo thành sỏi.  Có nhiều nguyên nhân và triệu chứng sỏi niệu quản, nhưng có các nguyên nhân thường gặp là:
- Do bị sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống (80%). Lý thuyết hình thành loại sỏi này giống như sỏi thận, cần lưu ý một câu nói trong y văn kinh điển: “sỏi niệu quản là con đẻ của sỏi thận. Nhưng từ lúc vừa sinh ra, nó đã tìm mọi cách để giết mẹ nó”.
- Hậu quả của các bệnh khác như: bệnh gout, bệnh tuyến giáp, viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thuật khác gây nên…
- Dị dạng niệu quản bẩm sinh: Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ... đó là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.
- Tăng bất thường can-xi trong máu:  do can-xi huyết tăng cao khiến can-xi niệu cũng tăng; hoặc u bướu ở tuyến giáp làm rối loạn tuyến chuyển hóa can-xi; hay có thể do viêm nhiễm mãn tính...
Nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi:  Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao. Bình thường thận đào thải khoảng 300mg canxi qua nước tiểu trong 1 ngày, trong trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800-1.000mg/24 giờ với chế độ ăn bình thường.
- Giảm citrat niệu: Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh tạo thành sỏi niệu quản.
- Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat như rau chút chít, đại hoàng hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non cũng thường thấy tăng oxalat niệu và có sỏi oxalat, những người có rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền gây tăng bài xuất axit oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ có sỏi oxalat.
- Chế độ ăn uống: Thông thường các thành phần của sỏi sẽ hòa tan trong nước tiểu, nhưng do những yếu tố kết tinh, các tinh thể ngưng kết lại tạo thành một khối. Tình trạng đường tiểu bị bế tắc cũng gây ra sỏi niệu quản. Thói quen uống ít nước, cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu; những người làm nghề thợ hồ... có nguy cơ cao mắc sỏi niệu.

Nhận xét

  1. Khi có bất kì những biểu hiện bất thường của cơ thể phải tìm ngay đến bệnh viện đa khoa http://benhvienphuclam.com/

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét