Ung thư tuyến nước bọt là do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp ADN, Quá trình này bị rối loạn làm cho quá trình phát triển nhân lên của các tế bào ở tuyến nước bọt mà cơ thể không thể kiểm soát được tạo nên các khối ung thư. Tại Bệnh Viện Hà Nội các y bác sĩ có chuyên môn cao đã đưa ra định nghĩa về ung thư tuyến nước bọt như sau:
Ung thư tuyến nước bọt là gì?
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. U tuyến nước bọt chiếm 3 - 6% các trường hợp ung thư vùng đâu cổ ở người lớn, có tần suất mắc bệnh từ 1-3 người/100.000 người/năm.
Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Vì việc phát hiện ra bệnh sớm là điều kiện tiên quyết để người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi căn bệnh này.
Trong cơ quan tiêu hóa, tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết ra nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn và làm ướt miệng, giữ cân bằng pH cho miệng.
Ung thư tuyến nước bọt phát triển từ các tuyến nước bọt lớn tại mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngay cả những tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa cũng có thể phát triển thành ung thư.
ung thư tuyến nước bọt |
Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt là người từ độ tuổi 55 đến 65. Những u lành tính thì có thể xuất hiện sớm hơn khoảng 10 năm.
Vị trí thường gặp nhất của u tuyến nước bọt là tuyến mang tai, chiếm 70-85% các trường hợp. Các vị trí khác gồm tuyến dưới hàm (8-15%), tuyến dưới lưỡi (< 1%) và các tuyến nước bọt nhỏ thường tập trung nhiều nhất ở vòm cứng (5-8%).
Theo kết quả nghiên cứu, tuyến nước bọt càng nhỏ thì khả năng khối u ở đó là ác tính càng lớn. Ví dụ, u tuyến mang tai có 15-25% là ác tính, u tuyến dưới hàm có 37-43% là ác tính còn u các tuyến nước bọt nhỏ có tới trên 80% là ác tính.
Phần lớn khối u các tuyến nước bọt là lành tính. Nhưng cũng có trường hợp u lành tính chuyển thành ác tính sau vài năm không được điều trị hoặc mổ không lấy hết u hoặc trường hợp tái phát.
Nhận xét
Đăng nhận xét